Màng bọc thực phẩm: Ung thư, vô sinh gần hơn bạn nghĩ

Màng bọc thực phẩm: Ung thư, vô sinh gần hơn bạn nghĩ

Tại Anh, bác sĩ đang kêu gọi mọi người ngưng sử dụng màng bọc thực phẩm. Màng bọc thực phẩm liệu có thể gây vô sinh hoặc ung thư? Trong nhiều thập kỷ, những người am hiểu đã cảnh báo về tính độc hại của nhựa. Ý kiến của họ đã bị xua đi như sự tưởng tượng – nhưng bây giờ, sự hoang tưởng của họ đã được bào chữa.

     Bằng chứng mới cho thấy rằng nhiệt làm cho hóa chất trong hộp và chai nhựa thấm vào thực phẩm và đồ uống: hai báo c&aacuaacute;o chủ yếu năm ngoái liên kết 175 hợp chất vấn đề sức khỏe với các bệnh ung thư, khả năng sinh sản và phát triển của thai nhi. Thậm chí Viện nghiên cứu ung thư Anh Quốc lúc đầu mới chỉ hoài nghi, nhưng hiện đang cảnh báo rằng màng bọc không được phép chạm vào thực phẩm khi sử dụng trong lò vi sóng.

     Các chất hóa học gây quan tâm nhất là Bisphenol-A (BPA), được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa. Trong cơ thể, nó bắt chước hiệu ứng của hóc môn estrogen của nữ giới. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng đã liên kết BPA với ung thư vú và tuyến tiền liệt và phát triển tình dục sớm ở phụ nữ.

     Andrea Gore, giáo sư dược học tại Đại học Austin ở Mỹ, người đã nghiên cứu những tác động của hóa chất trên chức năng sinh sản, cho biết: “Tôi chỉ hâm nóng thức ăn trong thủy tinh hoặc sứ, và mặc dù tôi sử dụng màng để bọc thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh, tôi bỏ nó ra trước khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Chính vì vậy, chúng ta có thể sử dụng nhựa, nhưng các chuyên gia sẽ khuyên chúng ta tránh như thế nào? Dưới đây là lời khuyên của họ:

1. Không sử dụng lại chai nước nhựa

     Bạn nghĩ có thể tiết kiệm bằng cách dùng chai nước khoáng cũ để đựng nước lọc.Nhưng nghiên cứu cho thấy điều này nên tránh. Giáo sư Gore. “Những chai này từng sản xuất bằng BPA một chất gây rối loạn nội tiết. Khi còn mới, việc này không gây ra vấn đề. N​hưng khi nhựa phân rã, hạt của BPA có thể phát tán vào thức uống hoặc thực phẩm mà chạm vào nó.”

     Hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đã chuyển sang chai làm bằng PET (Polythethylene terephthalate) không chứa BPA và họ nói là an toàn và phù hợp với yêu cầu của châu Âu và Vương quốc Anh. Giáo sư Gore bổ sung thêm rằng “nhiều bình sữa trẻ em được quảng cáo là không chứa BPA, nhưng chúng ta không biết những loại hóa chất nào thay thế BPA và các nhà sản xuất không phải báo cáo cho chúng tôi.”

     Các cuộc kiểm tra cho người tiêu dùng đã tìm thấy BPA trong nhiều chai nhựa và đồ dùng thực phẩm bằng nhựa khác bán ra tại Anh. Hiệp hội ung thư vú Anh Quốc đang kêu gọi một lệnh cấm tại nước của họ và cảnh báo các nước châu Âu khác, đồng thời bắt đầu lo ngại vì nhựa PET có thể chứa một chất hóa học có thể gây hại gọi là antimony trioxide.

     Giáo sư khoa nội tiết tại Trung tâm Oxford Ashley Grossman nói rằng “nếu bạn uống nước đóng chai và tái sử dụng, tốt nhất dùng trong một thời gian ngắn hơn là vài tuần.” Chuyển sang thủy tinh, sứ hay kim loại là một sự thay thế.

2. Không dùng hộp thực phẩm nhựa

     Nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa tái sử dụng cũng được sản xuất với BPA. Đáng nghi nhất là các hộp có dấu hiệu mài mòn. Tiến sĩ Thomas Zoeller, giáo sư sinh học tại Đại học Massachusetts, khuyên: “Thay thế tất cả những hộp đã được sử dụng và tẩy rửa nhiều vì khả năng cao là sẽ phát tán BPA vào thức ăn”. Đồng thời, không dùng đồ nhựa trong máy rửa chén.

3. Thận trọng với màng bọc thực phẩm

    Viện nghiên cứu ung thư Anh Quốc khẳng định “không cho phép màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi đang hâm nóng.” Các chuyên gia tại Đại học Johns Hopkins ở Mỹ cảnh báo rằng nhựa có thể tan chảy trên thực phẩm đang nóng. Điều đáng quan tâm là màng thực phẩm làm từ nhựa PVC có chứa phthalates – một chất giữ nhựa mềm, đồng thời gây rối loạn hóc môn – đã bị cấm ở Mỹ, nhưng nó vẫn được sử dụng ở châu Âu. Giáo sư Gore cho biết thêm, “nếu bạn hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, hãy che bằng một cái đĩa hoặc giấy không có hóa chất.”

4. Đừng lo lắng về khay đá

     Khay đá thường được sử dụng nhiều lần và có dấu hiệu mòn sau một thời gian dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng quá trình làm lạnh ngăn chặn hóa chất đi ra từ nhựa. Hiện tại, người tiêu dùng vẫn có thể dùng màng bọc và hộp thực phẩm trong lò vi sóng với điều kiện những sản phẩm này có mác “an toàn trong lò vi sóng” hoặc “microwave safe” hoặc “microwavable.” Đồng thời, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nguồn tin: Nguồn: Daily Mail UK/Cancer Council NSW

Nguồn ảnh: VNExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *